Bệnh sỏi mật ngày càng phổ biến và đối tượng mắc bệnh dần trẻ hoá. Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh là sỏi mật gây vàng da. Vậy làm cách nào để hạn chế biến chứng này? Và tại sao sỏi mật lại đến đến vàng da? Bạn tìm câu trả lời ở dưới bài viết nhé!
Những điều cần biết về sỏi mật
Bệnh sỏi mật là một trong những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá. Sỏi mật khác với sỏi thận hay sỏi tiết niệu là tồn tại ở dạng tinh thể rắn chứ không phải dạng viên. Đây là kết quả của quá trình rối loạn hoặc dư thừa các chất bên trong túi mật cụ thể là: cholesterol, bilirubin,…
Hầu như ở giai đoạn đầu ở bệnh thì không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Khi bệnh chuyển biến ở giai đoạn sỏi có kích thước lớn thì sẽ có những biểu hiện sau:
- Đau tức vùng hạ sườn phải, đau lên hai bả vai và vùng bụng dưới
- Gặp một vài vấn đề tiêu hoá như: đầy hơi, ợ chua, chán ăn, ăn ít,…
- Sốt cao
- Sỏi mật gây vàng da
Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm túi mật
- Tắc mật
- Rối loạn tiêu hoá
- Cơ thể dễ mắc bệnh hơn
- Sỏi gan, sỏi đường mật chủ,…
- Ung thư túi mật
Phần lớn sỏi mật là do chế độ ăn uống không khoa học và thói quen sinh hoạt không hợp lý. Bạn cần điều chỉnh lại thói quen hàng ngày để có một sức khỏe tốt nhé!
Sỏi mật là gì?
Vì sao sỏi mật gây vàng da?
Sỏi mật gây vàng da là hiện tượng khá phổ biến của bệnh sỏi mật. Sỏi ngày càng lớn sẽ gây chèn ép quá trình tiết dịch mật xuống tá tràng để tiêu hoá thức ăn. Sỏi càng lớn quá trình chèn ép lên gan ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan. Đồng thời lượng dịch mật không được giải phóng nên tồn đọng lại. Từ đó da sẽ vàng, men gan cao, chức năng gan sẽ suy giảm rất nhanh.
Ngoài ra, sỏi gây chèn ép quá trình tiết dịch mật, lượng sắc tố mật không được giải phóng. Lượng bilirubin từ đó thấm vào máu và gây nên hiện tượng vàng da. Mặc khác, nếu sỏi không tồn đọng ở mật, gan thì sỏi ở ống mật chủ cũng sẽ gây vàng da. Sỏi đường mật chủ rất nguy hiểm vì không gian hẹp, sỏi thì lớn nên dễ mắc kẹt lại.
Sỏi mật gây vàng da tắc mật
Có thể bạn quan tâm:
[Cảnh Báo] Nguy cơ cao mắc sỏi túi mật nếu không tẩy giun định kỳ
Cách điều trị bệnh sỏi mật gây vàng da
Để hạn chế tình trạng sỏi mật gây vàng da bạn cần điều trị sỏi mật bằng cách:
- Điều trị tức thời: Bạn có thể làm giảm các cơn đau do sỏi mật gây nên bằng cách chườm nóng. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc chai nước ấm để chườm bụng. Nhờ tác dụng của nhiệt các cơ vùng bụng được giãn ra từ đó làm giảm cơn đau do sỏi mật.
- Điều trị lâu dài: Ngoài dùng thuốc tan sỏi mật ra thì bạn cần:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường chất xơ và vitamin cho cơ thể. Hạn chế các thực phẩm chứa quá nhiều cholesterol vì đây được xem là “kẻ thù” của bệnh sỏi mật. Nói không với thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,…
- Uống thuốc đúng liều, đúng giờ và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cần thăm khám sức khỏe theo lịch hẹn của bác sĩ. Bạn cần biết rằng không có một loại thuốc cố định để điều trị bệnh sỏi. Vì bản chất của sỏi mật có rất nhiều dạng và tình chất cấu thành nên sỏi khác nhau. Chính vì vậy mà mỗi người sẽ có thời gian và phác đồ điều trị khác nhau.
- Phẫu thuật sỏi mật: Khi bạn rơi vào tình trạng vàng da mà dùng thuốc không hiệu quả thì nên cân nhắc phẫu thuật. Vì tình trạng này để càng lâu thì chức năng gan sẽ càng suy yếu. Khi gan yếu thì toàn bộ các chức năng của các cơ quan khác đều bị yếu theo.
Phòng bệnh sỏi mật ngăn biến chứng vàng da
Để ngăn ngừa biến chứng vàng da bạn cần thực hiện các mẹo sau đây:
- Không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, đặc biệt là nhóm thực phẩm chứa cholesterol: nội tạng động vật, mỡ động vật, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần,…
- Uống các loại nước ép hỗ trợ chức năng gan, thận, mật,..
- Uống các loại trà giúp giải độc gan, mát gan,…
- Thực hiện các bài tập thể thao phù hợp với thể trạng hàng ngày. Bạn có thể lựa chọn chạy bộ, đi bộ, nhảy dây, bơi lội, tập yoga,… Bạn cần tập đều đặn mỗi ngày, duy trì tối thiểu 30 phút/ngày. Bạn có thể tập cùng người thân, bạn bè để tăng khả năng tập luyện.
- Thăm khám sức khỏe định để phát hiện sớm bệnh và tuân thủ phác đồ điều trị.
Như vậy, sỏi mật gây vàng da là biến chứng nguy hiểm của bệnh gây nên. Biến chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của gan, mật và toàn bộ hệ tiêu hoá. Chính vì vậy, bạn cần điều trị sỏi mật ngay khi phát hiện nhé!
LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY