Bệnh sỏi thận là gì? Có các loại sỏi thận nào?… là thắc mắc thường gặp của nhiều người về căn bệnh này. Qua bài viết này Sỏi Mật Trái Sung sẽ tổng hợp và giải đáp cho những thắc mắc này để giúp người bệnh trang bị cho mình kiến thức về các loại sỏi và cách phòng ngừa chúng để giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh. Trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh sỏi thận là gì?
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận…Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.
Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận và việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc nhiều vào bản chất của từng loại sỏi. Điều quan trọng là cá nhân mỗi người hoặc có người thân trong gia đình chẳng may mắc bệnh nên trang bị cho mình kiến thức về phân loại sỏi và cách để phòng ngừa chúng, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh. Vậy có các loại sỏi thận nào?
Có các loại sỏi thận nào?
Có bốn loại sỏi thận, hình thành bởi nguyên nhân khác nhau và do đó cách điều trị cũng khác nhau. Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận. Thông thường có các loại sỏi thận sau: Sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi cystin, struvite (hay còn gọn là sỏi nhiễm trùng).
Sỏi canxi
Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, mật độ khác nhau.
Nguyên nhân chính là tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng cao. Bình thường thận đào thải khoảng 300mg canxi qua nước tiểu trong một ngày. Trong trường hợp nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800 – 1.000mg trong 24h với chế độ ăn bình thường.
Nguyên nhân thứ 2 là giảm citrat niệu. Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kmáu thì thường citrat niệu giảm. Khi thiếu citrat nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh sỏi.
Nguyên nhân thứ ba là nước tiểu quá bão hòa về oxalat. Thức ăn chứa nhiều oxalat hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này hoặc ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn chuyển hoá. Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm:
- Cần tây
- Tỏi tây
- Củ cải
- Rau cải
- Khoai lang
- Đậu xanh
- Đậu tương
- Bí
- Ớt
- Cà tím
- Măng tây
- Đào lộn hột
- Rau diếp
- Nho
- Mận và trà…
Sỏi axit uric
Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi.
Nguyên nhân là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu đi kèm. Sỏi acid uric gặp trong tăng acid uric máu, bệnh gout, trong một số trường hợp di truyền, béo phì, những người tiểu đường kháng insulin. Người bệnh nên có những xét nghiệm về bệnh mắc kèm và cần giảm ăn những thức ăn quá nhiều đạm.
Sỏi cystin
Sỏi cystin rất hiếm, hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này.
Tùy thuộc vào từng loại sỏi, kích thước lớn hoặc nhỏ của sỏi mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Các loại sỏi nhỏ, sỏi bùn, sạn thận, bệnh nhân được chỉ định thuốc uống bào mòn sỏi. Khi sỏi nhỏ đến một mức độ nhất định sẽ theo đường nước tiểu ra ngoài. Những loại sỏi lớn, kết hợp thuốc và các phương pháp y học hiện đại: Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, mổ nội soi, tán sỏi ngược dòng…
Đồng thời, bệnh nhân cần biết cấu tạo, phân chất sỏi của mình để có biện pháp ăn uống, sinh hoạt phòng bệnh tái phát.
Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng
Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi struvit là do nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu, vi khuẩn giải phóng chất khiến giảm hòa tan struvit, tạo điều kiện hình thành sỏi. Người ta thấy sự xuất hiện sỏi struvite hầu như luôn luôn đi kèm với tình trạng tắc nghẽn hay nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế, trong trường hợp này, việc dùng kháng sinh được xem là một bước bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình điều trị.
[Xem]
Những người nào có nguy cơ mắc sỏi thận?
- Người có thói quen nhịn tiểu (ít đi tiểu), uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1.5 lít. Khi khối lượng 24 giờ giảm một nửa thì nguy cơ bị sỏi thận sẽ tăng lên gấp đôi.
- Người có chế độ ăn nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều, người thừa cân béo phì, nghiện rượu, sẽ có nguy cơ mắc bênh cao.
- Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương người có bệnh cường tuyến cận giáp, các bệnh khác gây bế tắc đường tiểu như u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do chấn thương hay bẩm sinh. Người có tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu (bệnh có yếu tố di truyền) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Nguy cơ mắc bệnh liên quan đến yếu tố nghề nghiệp.
+ Người lao động làm việc trong môi trường lao động nóng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân do ra nhiều mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
+ Người lao đông làm việc tiếp xúc với cadmium (công nhân chế biến kim loại, sản xuất sơn, pin ắc qui…) và một số chất độc hại khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Một nghiên cứu tại Mỹ
Một nghiên cứu năm 1994 ở Mỹ cho thấy tỉ lệ bị sỏi thận ở nam giới cao hơn nữ giới ở vùng phía Đông của đất nước. Ví dụ, đàn ông ở Bắc Carolina có nguy cơ phát triển sỏi thận cao gấp 3 lần so với nam giới ở Bắc Dakota.
Thoạt nhìn bạn khó có thể nhận ra được điều kì lạ. Thế nhưng, đằng sau đó ẩn chứa ý nghĩa sâu xa hơn khi thời tiết được đưa vào một trong những tác nhân gây sỏi thận.
Những người sống trong vùng khí hậu nóng hơn có khả năng đổ mồ hơn nhiều hơn. Do đó, họ cũng có khả năng bị mất nước nhiều hơn. Và khi bị mất nước mãn tính là một yếu tố gia tăng nguy cơ hình thành nên sỏi thận.
Nhưng theo một nghiên cứu mới nhất, nhiệt độ không thể là nguyên nhân duy nhất hình thành nên sỏi thận bên trong. Họ giải thích rằng: “Nhiệt độ cao hơn không hoàn toàn giải thích cho hiện tượng tạo sỏi. Nếu nhiệt độ đơn độc là yếu tố dẫn dắt môi trường chính, thì Tây Nam Mỹ có tỷ lệ bị sỏi tương tự như ở Đông Nam Bộ”.
Vì thế các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Đại học Stranford ở California đã đặt ra một yếu tốt dựa trên khí hậu khác là: lượng mưa. Các kết quả gần đây đã được công bố trên tạp chí Endourology.
Để kiểm tra lý thuyết trên, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu khí hậu đặc biệt đa dạng ở California. Họ đi sâu vào dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Phát triển Sức khỏe toàn bang California.
Cuộc nghiên cứu cho thấy có 63.994 người đã từng thực hiện điều trị sỏi thận ở bang này trong giai đoạn 2010-2012. Các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành thu thập thông tin khí hậu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia.
Những yếu tố gây nên sỏi thận còn chịu kiểm soát bởi: Giới tính, tuổi tác và tỉ lệ béo phì cũng như tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ mỗi một inch mưa thì sẽ có thêm 0,199 ca phẫu thuật cho mỗi 1.000 người. Tương tự, mỗi độ Fahrenheit tăng nhiệt độ trung bình đã gây ra thêm 0,029 ca phẫu thuật cho mỗi 1.000 người.
Tại sao độ ẩm thúc đẩy sỏi thận
Các nhà nghiên cứu tin rằng môi trường ấm và kết tủa, so với môi trường ấm và khô làm tăng sỏi thận hơn vì hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể xử lý tốt hơn.
Khi khí hậu ẩm, mồ hôi không dễ bay hơi dễ dàng, điều này đồng nghĩa với việc chính cơ thể được bảo vệ nhằm chống lại nhiệt độ gia tăng. Với thời tiết nóng, buộc cơ thể phải tiết lượng mồ hôi nhiều hơn nhằm giúp cơ thể luôn được mát mẻ.
Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về sự gia tăng nhiệt độ của khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi thận, ngoài ra còn mang lại tác động đằng sau sự nóng lên toàn cầu. Với nhiệt độ và lượng mưa trung bình trên khắp hành tinh, tỷ lệ sỏi thận cũng có khả năng tăng cao.
Vì vậy, nếu bạn sống ở một nơi có khí hậu nóng và ẩm ướt, bạn có nhiều khả năng bị sỏi thận hơn. Đây có thể là một lý do bạn nên lo ngại. Tuy nhiên, bạn không thể nào sống ở một nơi lạnh lẽo và khô cằn trên trái đất được. Để hạn chế nguy cơ bị sỏi thận việc quan trọng là bạn nên uống đủ nước mỗi ngày.
Triệu chứng bị sỏi thận như thế nào?
- Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả qua hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
- Tiểu máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận- tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu máu.
- Tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
[Xem]
Làm gì để chẩn đoán sỏi thận?
- Chụp X-quang bụng không chuẩn bị: Phát hiện sỏi cản quang.
- Chụp UIV( Urographie intra veineus – X quang hệ niệu có cản quang đường tĩnh mạch): Xác định chính xác vị trí của sỏi cản quang, đồng thời đánh giá được chức năng thận từng bên. Chụp UIV cũng để phát hiện những sỏi không cản quang.
- Chụp thận ngược dòng (UPR – Urétéro pyélographie retrograde) khi cần thiết: Có tình trạng tắc nghẽn nhưng phim chụp thường không phát hiện được sỏi, chụp UIV thận không ngấm thuốc do tình trạng tắc nghẽn.
- Chụp bể thận, niệu quản qua da và qua bể thận: Khi có tắc nghẽn rõ mà UPR không làm được( chống chỉ định do nhiễm trùng bang quang nặng hay do làm bị thất bại).
- Siêu âm: Phát hiện sỏi bể thận và một số sỏi niệu quản( sỏi ở đoạn đầu và đoạn cuối của niệu quản). Siêu âm thận còn cho biết tình trạng nhu mô thận( xơ hóa) và tình trạng đìa bể thận( giãn).
- Sỏi bang quang: Phát hiện sỏi bàng quang, tình trạng viêm niêm mạc bàng quang.
Các xét nghiệm khác:
- Protein niệu, tế bào niệu, vi khuẩn niệu… để tìm nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Chức năng thận: Urê máu, creatinin máu, mức lọc cầu thận…để phát hiện tình trạng suy thận.
- Acid uric máu, niệu; thăm dò cận giáp trạng; định lượng cystin niệu…giúp tìm nguyên nhân.
Điều trị sỏi thận ra sao?
Tùy thuộc vào từng loại sỏi, kích thước lớn hoặc nhỏ của sỏi mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp:
- Các loại sỏi nhỏ (kích thước dưới 10mm), sỏi bùn, bệnh nhân được chỉ định thuốc uống làm tan và tống sỏi ra ngoài.
- Tây y thường dùng một hỗn hợp các chất terpen như pinen, camphen, cineol, fenchon, borneol, anethol( rowatinex) làm tan và tống sỏi ra ngoài, tăng lượng máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, giảm viêm đường niệu; Các thuốc chẹn canxi( nifedipin), ức chế thu thể anpha 1(tamsulosin) làm giãn cơ trơn tạo điều kiện tống xuất sỏi ra ngoài.
- Đông y dùng các loai thảo dược như Kim tiền thảo, Mã đề, Râu ngô, Rau om, Chuối hột…
- Những loại sỏi lớn, kết hợp thuốc và các phương pháp y học hiện đại.
+ Tán sỏi ngoài cơ thể( sỏi khoảng dưới 3cm. Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản.)
+ Tán sỏi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụ sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi. Ví trí: Sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4.
+ Tán sỏi bằng laser: Đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được moi loại sỏi( thậm chí cả sỏi có polyp), kích thước nhỏ hơn 2cm.
+ Lấy sỏi thận qua da: Tại đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10 – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser, khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Vị trí: Sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
+ Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc, khó tán.
+ Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay, hiếm khi chỉ định do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
+ Phẫu thuật bằng Robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện( 2 – 3 Ngày), chi phí rất cao.
Phòng ngừa sỏi thận như thế nào?
- Uống nhiều nước để tiểu nhiều (khoảng 10 cốc/ngày, tương đương 2,5 lít nước), như vậy sỏi sẽ có ít nguy cơ tái phát.
- Điều trị các bệnh niệu như nhiễm trùng, bế tắc một cách đúng quy cách do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện vì nhiễm trùng niệu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sỏi.
- Không sử dụng quá nhiều các loại vitamin C, D. Chế độ ăn vừa phải chất canxi, giảm ăn muối, chất đạm và các thực phẩm chứa nhiều oxalate; tăng cường vận động, giảm be3os phì sẽ làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
- Người lao động trong điều kiện nóng phải bù đủ lượng nước đã mất qua mồ hôi. Tùy từng trường hợp cụ thể mà lượng nước bù khác nhau, trungh bình nên 20 phut làm việc nên nghỉ uống nước một lần (kể cả kho không cảm thấy khát) với tổng số khoảng 1 lít nước trong một giờ lao độn. Nước uống nên để mát khoảng 10 -15 độ C. Ngoài ra cần có thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhịn tiểu quá lâu trong thời gian làm việc.
- Người làm việc tiếp xúc với các chất độc hại, ngoài các biện pháp để giảm tối đa mức độ tiếp xúc, nên thường xuyên khám sức khỏe để kiểm tra phát hiện sớm bệnh sỏi thận.
Trên đây là bài viết của Sỏi Mật Trái Sung nhằm giải đáp cho câu hỏi Sỏi thận là gì – Có các loại sỏi thận nào … Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích về bệnh sỏi thận, qua đó biết cách phòng ngừa căn bệnh này, giảm thiểu thấp nhất các nguy cơ tạo nên sỏi thận, gây ảnh hưởng nghiệm trọng cho thận và sức khỏe của bạn. Nếu bạn còn những thắc mắc khác về bệnh sỏi thận hãy liên hệ với Sỏi Mật Trái Sung, bạn sẽ được tư vần miễn phí.
Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.
Về Sỏi Mật Trái Sung
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.