“Bệnh sỏi túi mật có nên mổ không”
“Việc phẫu thuật liệu có thể trị sỏi dứt điểm thực sự”
“Sau phẫu thuật có để lại biến chứng gì không”
Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh khi bị sỏi túi mật
Tại sao bị sỏi túi mật
Có rất nhiều lý do khiến túi mật của bạn có sỏi. Nguyên nhân gây nên bệnh sỏi túi mật là do sự mất cân bằng giữa các thành phần trong túi mật như: Muối mật, bilirubin và cholesterol.
- Sỏi cholesterol: Nếu số lượng cholesterol gia tăng trong túi mật khiến khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng thường gặp ở thai kỳ là một yếu tố quan trọng khác có thể hình thành sỏi cholesterol. Sỏi cholesterol thường gặp ở người béo phì, phụ nữ gặp cao gấp 2 lần nam giới, người hay sử dụng thuốc tránh thai estrogen.
- Sỏi sắc tố mật thường do tình trạng nhiễm khuẩn đường mật, xơ gan, các bệnh gây tán huyết, viêm hoặc đã cắt đoạn hồi tràng (phần cuối ruột non).
Bệnh sỏi túi mật có nên mổ không
Khi bị bệnh sỏi túi mật đa số các trường hợp thường không nhất thiết phải mổ. Nhưng trong một vài trường hợp bắt buộc phải dùng liệu pháp mổ như
- Sỏi di chuyển làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật (đường dẫn nhỏ trong gan hay ống mật chủ).
- Sỏi mật đã gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm tụy cấp, viêm ống mật chủ….
- Người bị bệnh sỏi mật còn kèm theo chứng suy giảm miễn dịch.
- Sỏi có kích thước quá lớn (trên 25mm), sỏi chiếm ⅔ túi mật gây khó khăn cho hoạt động co bóp, tống xuất dịch mật và dẫn đến những cơn đau dữ dội với người bệnh.
Tuy phẫu thuật cắt túi mật không quá phức tạp nhưng nếu phẫu thuật người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với
một số biến chứng sau mổ như: Nhiễm trùng, tổn thương đường mật, xuất huyết, rò dịch mật….
Dù những biến chứng này không phải xảy ra phổ biến. Nhưng nhiều trường hợp sau mổ gặp phải hội chứng tương tự lúc chưa phẫu thuật như: Đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy kéo dài.
Tình trạng này xuất hiện bởi sau khi cắt túi mật, sỏi vẫn có khả năng phát triển ở ống mật chủ hoặc đường ống dẫn mật nằm trong gan.
Mổ sỏi túi mật gặp khá nhiều rủi ro như kể trên nên nhiều người bệnh thường băn khoăn không biết có nên sống chung với bệnh hay phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bất kì dấu hiệu bệnh nào trong đó có cả bệnh sỏi túi mật.
Sỏi túi mật diễn biến thầm lặng, sỏi còn nhỏ thường chưa có các triệu chứng.
Ngoài việc sử dụng thảo dược trị sỏi thì cần kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập điều độ để sức khỏe luôn ổn định.
Bạn muốn bảo tồn túi mật và tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi mật không cần phẫu thuật
Cắt túi mật sống được bao lâu
Chưa có một nghiên cứu nào cho thầy người bị bệnh sỏi túi mật sau khi cắt bỏ túi mật sẽ bị giảm tuổi thọ. Bởi cơ thể chúng ta là một bộ máy sinh học tuyệt vời, khi túi mật bị cắt đi, cơ thể sẽ thích nghi với sự thiếu vắng này bằng cách chỉ huy ga tiết dịch mật trùng khớp vào mỗi bữa ăn. Điều này giúp người bệnh có thể tiêu hóa và hấp thu các chất béo, vitamin tan trong chất béo được tốt nhất.
Nhưng
sau khi túi mật bị cắt bỏ thì dịch mật sẽ không còn nơi lưu trữ mà đổ trực tiếp từ gan xuống tá tràng nhằm tiêu hóa thức ăn.
Thế nên trong thời gian đầu, người bệnh sẽ gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng…. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau đó khi cơ thể dần thích nghi. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, giúp người bệnh phục hồi tốt hơn.
Sau khi cắt túi mật người bệnh nên sử dụng thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt. Khi sức khỏe dần ổn định thì bắt đầu ăn đặc dần. Tốt nhất người bệnh nên ăn nhạt giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Ăn nhiều các chất xơ như trái cây, rau rủ hạn chế táo bón. Nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm giàu chất béo.
Tác hại của việc cắt bỏ túi mật
Bệnh sỏi túi mật khi cắt bỏ túi mật cơ thể sẽ dần thích nghi với tình trạng thiếu vắng túi mật nhưng cũng không thể loại trừ các tác hại như
Tổn thương ống mật
Trong quá trình cắt bỏ túi mật có thể gây tổn thương các ống dẫn mật buộc người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật lần hai nhằm giải quyết vấn đề này.
Rò rỉ mật
Khi lấy túi mật ra, bác sỹ dùng kẹp đặc biệt để đóng đầu nối túi mật với ống mật chủ, nhưng vẫn có thể dịch mật bị rò rỉ ra ngoài bụng gây nhiễm khuẩn phúc mạc.
Tổn thương ruột, mạch máu
Các dụng cụ phẫu thuật có thể gây tổn thương ruột, các mạch máu.
Rủi ro gây mê
Để tiến hành phẫu thuật buộc phải gây mê, nhưng có thể cơ địa của người bệnh quá mẫn cảm dẫn đến bị dị ứng, phản ứng với thuốc. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.
Nhiễm trùng
Vết mổ có thể bị nhiễm trùng gây nên các triệu chứng như đau, sưng, tấy đỏ, có mủ rò rỉ…. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh sẽ được dùng kháng sinh trước, trong và sau khi phẫu thuật.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Trường hợp một số người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) trong quá trình phẫu thuật, thường xảy ra trong tĩnh mạch ở chân. Cục máu đông có thể bị bóc tách ra khỏi thành mạch, di chuyển theo mạch máu gây nên hiện tượng tắc mạch phổi và dẫn đến tử vong.
Xuất huyết
Có một số ít người bệnh có thể bị xuất huyết ngay sau khi phẫu thuật, khi đó người bệnh cần phải được can thiệp nội khoa ngay lập tức.
Dù Y học hiện nay đã phát triển vượt bậc nhưng cũng không thể lường trước được bất kỳ điều gì trước, trong và sau khi phẫu thuật. Thực hiện phẫu thuật là bước cuối cùng khi không có bất kỳ liệu pháp nào có thể thay thế.
Bởi
phẫu thuật không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà rủi ro mà chúng gây ra là không thể lường trước được.
Hiện nay, ngoài phẫu thuật thì liệu pháp sử dụng thảo dược giúp ngăn chặn sỏi mật phát triển cũng như phá vỡ cấu trúc sỏi, trị sỏi túi mật từ căn nguyên được rất nhiều người áp dụng nhờ hiệu quả mà chúng mang lại.
Bạn bị sỏi 5 mm, 10 mm, 15 mm?
Bạn lo lắng vấn đề phẫu thuật, các biến chứng có thể xảy ra?
Bạn muốn bảo tồn túi mật và tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi mật không cần phẫu thuật