Sỏi của hệ tiết niệu đang chiếm tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Điều trị sỏi niệu quản như thế nào để không tái phát? Tiết kiệm chi phí và an toàn? Cùng sỏi mật trái sung tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Sỏi niệu quản – những điều cần biết
Sỏi niệu quản xuất phát từ sỏi thận, sỏi thận dịch chuyển theo dòng chảy của nước tiểu mà mắc kẹt lại. Sỏi tồn tại ở nhiều kích thước và hình thù khác nhau, phổ biến ở 3 vị trí:
- Sỏi niệu quản đoạn kết nỗi bể thận và niệu quản (sỏi ⅓ trên niệu quản)
- Sỏi niệu quản đoạn bắt chéo bó mạch chậu (sỏi đoạn ⅓ giữa)
- Sỏi niệu quản sát thành bàng quang ( sỏi đoạn ⅓ dưới)
sỏi niệu quản là gì?
Người mắc bệnh sỏi ở niệu quản thường có những biểu hiện sau:
- Đau tức vùng thắt lưng
- Đau ở vùng chậu, khu gần bàng quang
- Cơn đau xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài
- Nước tiểu có mùi tanh, có lẫn máu
- Tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít
- Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu
Vì sao phải điều trị sỏi niệu quản sớm?
Niệu quản là ống dài 25cm, nối từ thận xuống bàng quang giúp dẫn nước tiểu ra ngoài. Nếu sỏi mắc kẹt tại niệu quản thì sẽ có những biến chứng nguy hiểm sau:
- Đường tiết niệu bị viêm
- Đài bể thận giãn, viêm
- Thận chứa sỏi
- Thận ứ nước
- Thận suy giảm chức năng
- Viêm bàng quang
- Nhiễm khuẩn đường niệu đạo
Vì sao phải điều trị sỏi niệu quản sớm?
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng mà sỏi niệu quản để lại thì người bệnh cần điều trị sớm. Nếu không chữa trị kịp thời thì thận sẽ gặp vấn đề từ đó phải chạy thận thì chi phí điều trị rất lớn.
Xem thêm:
- Dùng Thảo Dược Chữa Sỏi Thận
- [MÁCH NHỎ] 4 Tip Dinh Dưỡng Phòng Ngừa Sỏi Thận
- Sỏi Thận Đau Do Đâu?
- Tan Sỏi Thận Nhờ Uống Nước Lọc Đúng Hay Sai?
3 Cách chữa trị sỏi ở niệu quản hiệu quả nhất
Tiêu chí lựa chọn phương pháp điều trị sỏi niệu quản
- Kích thước sỏi
- Vị trí sỏi đang mắc kẹt ở niệu quản
- Biến chứng hiện tại của sỏi gây ra cho người bệnh
- Tình trạng sức khoẻ của người bệnh
- Người mắc sỏi niệu quản có đang bị thêm bệnh nên không?
Dựa vào những tiêu chí trên mà người bệnh được chữa trị sỏi niệu quản theo các phương pháp sau đây:
Tán sỏi ngoài cơ thể
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng xung kích tác động và phá vỡ sỏi. Sỏi niệu quản ⅓ trên được ưu tiên chỉ định liệu pháp này, hiệu quả sẽ cao hơn so với các vị trí khác.
Thời gian thực hiện từ 30 – 45 phút tùy vào kích thước của sỏi. Người bệnh sau khi thực hiện xong sẽ xuất viện luôn mà không cần nhập viện. Thời gian sỏi có thể tự đào thải sau khi tán là từ 2 – 4 tuần.
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Phương pháp này được áp dụng cho sỏi niệu quản ⅓ trên và ⅓ dưới. Phương pháp can thiệp nội soi ngược dòng qua sóng laser, tác động trực tiếp vào đường tiểu. Chính vì vậy, người bệnh sẽ không bị tổn thương niệu quản và các cơ quan lân cận.
Sỏi sẽ được loại bỏ ngay khi ca phẫu thuật kết thúc. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu trú tại bệnh viện 1 – 2 ngày để theo dõi.
Tán sỏi qua da
Ngày nay, y học tiên tiến nên việc phẫu thuật ít gây đau và tổn thương ngày càng được lựa chọn. Tán sỏi qua da là liệu pháp thay thế cho mổ hở truyền thống.
Tán sỏi qua da thường được lựa chọn cho sỏi niệu quản ⅓ trên. Sỏi được lấy ngay sau khi ca mổ kết thúc. Phương pháp thực hiện rạch 1 đoạn ngắn tầm 5cm và luồn ống và dùng sóng laser để lấy sỏi.
Điều trị sỏi niệu quản không còn quá khó khăn, tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn liệu pháp phù hợp. Bạn nên thăm khám ở cơ sở y tế uy tín để phát hiện bệnh sớm. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY