Rau ngót chứa nhiều vitamin và nhiều chất dinh dưỡng nên rất có ích trong việc hạn chế chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.
Rau ngót hay còn gọi là rau bù ngọt, rau bồ ngót… là loại rau mọc thành từng bụi được trồng rất nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nhất là ở Việt Nam.
Rau ngót còn có tên khoa học là Sauropus Androgynus, trong dân gian còn có tên gọi là bồ ngọt, bồng ngọt… Là một loại cây nhỏ có thân dài tới 1,5 – 2m. Có nhiều cành và mọc thẳng. Vỏ của của rau ngót có màu xanh, lục, nâu nhạt, lá thì mọc so le dài từ 4 – 5cm, cuống thì ngắn và có 2 lá kèm theo. Phiến lá thì hình bầu dục, hoa mọc ở kẽ lá hoa cái thì mọc ở trên, rau ngót có rất nhiều ở nước ta và mọc chủ yếu ở bờ ao và trong vườn.
Rau ngót, một trong những món ăn dân giã của người Việt nhưng mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao và có tác dụng đối với một số bệnh thường gặp trong cuộc sống. Người ta thường nấu canh với thịt bằm, ăn rất thanh mát vào mùa hè. Rau ngót cũng được chế biến thành nhiều món ăn và dùng là để xay sinh tố thành nước uống, vậy tác dụng của rau ngót là gì bạn nên biết để tận dụng hiệu quả hơn. Nguồn dinh dưỡng rau ngót mang lại cho con người không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả bạn không thể bỏ qua.
Đối với sức khỏe rau ngót là thành phần rất hữu ích có thể chữa được rất nhiều bệnh và là một trong những nguyên liệu rất hiệu quả trong việc làm đẹp. Hơn nữa, nó cũng là vị thuốc hay giúp cơ thể phòng tránh một số bệnh nguy hiểm, đảm bảo cho sức khỏe gia đình, hãy cùng tìm hiểu ngay tác dụng của rau ngót.
Tác dụng của rau ngót
- Ngăn ngừa sỏi thận, loãng xương: Rau ngót chứa nhiều vitamin và nhiều chất dinh dưỡng nên rất có ích trong việc hạn chế chuyển hóa canxi gây loãng xương và bệnh sỏi thận.
- Thanh nhiệt, giải độc: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Đặc biệt rất tốt vào những ngày hè nắng nóng. Người ta thường tận dụng dinh dưỡng rau ngót bằng cách nấu canh hoặc ép lấy nước.
- Giảm cân: Rau ngót được biết đến với khả năng sinh nhiệt thấp, ít gluxi và nhiều protein, đây là thực đơn tốt cho người muốn giảm cân, những người bệnh tim mạch và tiểu đường. Bạn có thể chế biến rau ngót thành những món ăn ngon nấu canh với thịt băm, nấu với canh cua nhưng bạn phải ăn đều đặn mới có tác dụng tốt nhất.
- Trị táo bón ở trẻ em: Trị táo bón bằng rau ngót đã trở thành một bài thuốc dân gian được nhiều người công nhận hiệu quả. Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.
- Chữa trẻ bị sốt nóng: Trong dân gian vẫn thường sử dụng lá rau ngót rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước cho trẻ uống, sau đó lấy bã đắp sẽ giúp trẻ hạ được thân nhiệt khi đang bị nóng, sốt.
- Làm đẹp da, trị nám: Uống nước ép rau ngót là cách trị nám hữu hiệu mà nhiều chị em đã áp dụng. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho đường vào, mà hãy uống nước cốt nguyên chất. Một cách khác là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám. Sau đó, bạn nên thư giãn khoảng 20 – 30 phút và rửa lại với nước lạnh.
- Hạ huyết áp: Tác dụng của rau ngót có chứa papaverin, hoạt chất chống co thắt cơ trơn, có tác dụng trong giảm huyết áp, những người bị mỡ máu cao và tai biến, tắc nghẽn mạch.
- Trị những chứng bệnh về đi tiểu vàng, đục: Nấu canh rau ngót với nước rơm. Mỗi ngày ăn một bát vào buổi cơm tối, ăn liên tục 4 ngày sẽ có kết quả ngay.
- Trị tưa lưỡi cho trẻ: Dùng một ít lá này giã nhỏ rồi cho một ít nước đem đun sôi, để nguội sau đó vắt lấy nước dùng bông hoặc vải bôi vào lưỡi, lợi, miệng
- Giải rượu: Đem lá này giã lấy nước rồi cho người say uống.
- Chữa chậm kinh: Giã nhỏ vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân
- Chữa sót nhau sau đẻ: Hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát. Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 20 phút nhau sẽ ra.
- Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả… nhưng với thịt lợn nạc thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản phụ đang cho con bú.
[Xem]
Cách chữa sỏi thận bằng rau ngót
Như trên ta đã biết, Theo như dân gian rau ngót không chỉ là món rau ăn thường ngày, chứa những dưỡng chất bổ sung cho cơ thể mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là bệnh sỏi thận. Vậy chữa sỏi thận bằng rau ngót như thế nào
Rau ngót chữa sỏi thận
- Theo như y học, rau ngót có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thanh nhiệt và lợi tiểu, ngoài ra nó còn có công dụng bổ huyết, cầm huyết, hóa huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm….vv
- Rau ngót sinh tâm dịch, bổ âm, có nhiều chất xơ nên có khả năng ngăn ngừa bệnh táo bón. Phụ nữ sau khi sinh nên sử dụng
- Rau có chứa nhiều vitamin và những chất khoáng, nhiều đạm nên được rất nhiều người tin dùng để thay thế cho những chất đạm từ động vật, hạn chế những rối loạn chuyển hóa caxi, đây là nguyên nhân chính gây ra loãng xương và sỏi thận.
- Những bệnh nhân bị sỏi thận cần phải bổ sung thêm rau ngót vào những bữa ăn hàng ngày, nó sẽ hỗ trợ cho quá trình bài tiết sỏi thận.
Trên đây là một số mẹo chữa bệnh bằng rau ngót, đặc biệt là mẹo chữa sỏi thận bằng rau ngót rất hiệu quả, mong rằng những thông tin trên đây về tác dụng của rau ngót sẽ đem lại cho độc giả những kiến thức bổ ích về loại rau quen thuộc này.
Soimattraisung (Suu tam)
✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ: 0908 797 616
✅ TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây
Về Sỏi Mật Trái Sung
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)