Sỏi niệu quản trái đoạn cuối là gì?

Niệu quản đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiết niệu. Đây là vị trí kết nối giữa thận và bàng quang trong việc dẫn nước tiểu ra ngoài. Sỏi rớt từ thận xuống niệu quản được gọi là sỏi niệu quản. Vậy sỏi niệu quản trái đoạn cuối là gì? Triệu chứng thường gặp của bệnh ra sao? Bạn tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!

Sỏi niệu quản trái đoạn cuối là gì?

Niệu quản là ống nối từ thận xuống bàng quang với mục đích dẫn chất thải ra ngoài. Niệu quản có 3 đoạn gấp khúc là đầu, giữa và cuối. Phần lớn sỏi niệu quản là do sỏi thận di chuyển và mắc kẹt lại tại 3 vị trí gấp khúc này. Khi sỏi mắc kẹt tại điểm cuối của niệu quản thì được gọi là sỏi niệu quản đoạn cuối. Nếu ống niệu quản nằm bên trái thì được gọi là sỏi niệu quản trái đoạn cuối. 

Sỏi niệu quản đoạn cuối thường nằm sát bàng quang nên việc tiểu tiện gặp nhiều khó khăn. Bản chất của sỏi niệu quản khá giống với sỏi thận. Phần lớn sỏi niệu quản mang cấu trúc canxi nên rất cứng và khả năng ma sát rất cao. 

Sỏi niệu quản trái đoạn ⅓ dưới 

Sỏi niệu quản trái đoạn ⅓ dưới 

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao

Sỏi niệu quản trái đoạn cuối có thể mắc ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, sẽ có một vài đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như:

  • Người có tiền sử mắc bệnh về sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan,…
  • Người thân đã từng mắc bệnh sỏi niệu quản
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người huyết cao
  • Người bị liệt, mất khả năng vận động
  • Người lười vận động
  • Người nhịn tiểu thường xuyên
  • Người có cường độ làm việc cao dẫn đến stress
  • Người đang dùng thuốc kháng sinh ở thời gian dài
  • Người tự ý bổ sung thuốc dưới dạng canxi liều cao trong thời gian dài
  • Người uống vitamin C vào buổi tối

Xem thêm:

Sỏi niệu quản trái đoạn lưng là gì?

Nguyên nhân gây bệnh sỏi niệu quản trái đoạn 1/3 dưới

Sỏi niệu quản trái đoạn ⅓ dưới được hình thành bởi các nguyên do sau đây:

  • Nhịn tiểu trong thời gian dài
  • Uống ít nước 
  • Ăn uống không đúng bữa
  • Thường xuyên nhịn ăn sáng
  • Ăn uống không khoa học: Ăn quá nhiều thức ăn chứa canxi, giàu vitamin C,…
  • Ăn quá ít rau xanh và trái cây
  • Lười tập thể thao
  • Thường xuyên căng thẳng đầu óc
  • Tình thần đi xuống, sống không tích cực 
  • Đang dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài
  • Viêm đường tiết niệu dẫn đến nước tiểu đục, nhiều cặn sỏi
  • Uống nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

Người bị liệt, mất khả năng vận động có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi niệu quản trái đoạn ⅓ dưới

Người bị liệt, mất khả năng vận động có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi niệu quản trái đoạn ⅓ dưới

Biểu hiện thường gặp của bệnh sỏi niệu quản trái đoạn cuối

Bạn đang không biết mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản trái hay không? Biểu hiện bệnh như thế nào? Sỏi mật trái sung xin giải đáp như sau:

  • Xuất hiện các cơn đau từ thận xuống bàng quang
  • Cơn đau tập trung ở vùng thắt lưng bên trái, sát vùng xương chậu
  • Cơn đau càng tăng khi đi lại và vận động mạnh 
  • Cơn đau lan xuống vùng thượng vị và bộ phận sinh dục
  • Đối với nam giới thì nhu cầu sinh lý giảm nhiều 
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu
  • Nước tiểu có màu đục, nhiều cặn 
  • Mùi nước tiểu tanh, hôi
  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn, không thèm ăn, bỏ bữa, ngửi thấy mùi đồ ăn thì mắc ói
  • Sốt cao, kèm lạnh bên trong 

Trên đây là một vài thông tin về bệnh sỏi niệu quản trái đoạn cuối bạn có thể tham khảo. Khi có nguy cơ mắc bệnh bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám sớm. Chúc bạn nhiều sức khoẻ và nhanh hết bệnh nhé!

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

soimat
soimat
soimat