Sỏi thận là bệnh lý phổ biến liên quan đến đường tiết niệu và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao. Các cơn đau xuất hiện gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến chức năng của thận. Sỏi thận đau phải làm sao? Cùng sỏi mật trái sung tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây đau khi mắc sỏi thận
Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn nồng độ canxi trong nước tiểu. Ngoài ra còn có một số chất rắn khác lắng đọng và tích tụ tạo nên sỏi.
Theo thống kê, nam giới ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Phần lớn đối tượng này dùng nhiều nước uống có cồn và các thực phẩm giàu canxi, oxalat.
Vì sao bị sỏi thận lại có cảm giác đau tức vùng hạ sườn và lan xuống bộ phận sinh dục? Đau do sỏi thận bởi nguyên do sau đây:
- Sỏi có kích thước lớn có nhiều cạnh sắc nhọn nên cọ xát vào niêm mạc thận.
- Quá trình cọ xát diễn ra càng nhiều thì cơn đau xuất hiện dày đặc. Cơn đau có thể đột ngột hoặc âm ỉ tuỳ vào mật độ sỏi.
- Sỏi đang di chuyển từ thận xuống niệu quản và bàng quang
- Sỏi kẹt tại nút nối giữa cổ thận và niệu quản.
Cơn đau tập trung ở vùng hạ sườn lan xuống bộ phận sinh dục
Sỏi thận gây đau bụng có nguy hiểm không?
Đau bụng do sỏi thận gây nên làm cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Đây là một trong những triệu chứng bệnh sỏi thận đau không nên chủ quan.
Cơn đau xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc đau âm ỉ kéo dài nhiều giờ làm cơ thể mệt mỏi. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như: Sốt cao, tiểu ra máu, ứ nước ở thận,…
Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh sỏi thận
Bị sỏi thận phải làm sao?
Cơn đau làm cho cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và gây khó khăn khi sinh hoạt. Vậy khi đau do sỏi phải làm sao?
- Điều trị nội khoa: Nếu cơn đau xuất hiện không nhiều và mức độ đau không nhiều thì có thể dùng thuốc. Các loại thuốc thường được kê là: Thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ,…
- Điều trị ngoại khoa: Sỏi thận đau kèm sốt cao và ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận thì sẽ có phác đồ điều trị riêng. Một vài phương án có thể áp dụng như: Tán sỏi qua da, mổ nội soi, mổ hở,…
Ngoài ra, người bệnh sỏi thận cần lưu tâm đến vấn đề dinh dưỡng khi điều trị như:
- Uống nhiều nước lọc để sỏi di chuyển nhanh xuống bàng quang và ra ngoài.
- Ăn nhiều rau xanh và bổ sung các vitamin cần thiết.
- Sau ca phẫu thuật nên ăn đồ ăn dễ tiêu như: cháo, súp,…
- Thức ăn chứa đạm từ động vật nên bổ sung vừa đủ dinh dưỡng.
- Tránh thức ăn khó tiêu, gây buồn nôn.
- Ăn nhạt, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
Sỏi thận đau gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy người mắc sỏi thận cần thăm khám và chữa trị kịp thời tránh biến chứng.
LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY