Sỏi thận – Những điều cần biết

Bệnh sỏi đang là nỗi lo của rất nhiều người trong đó sỏi thận ngày càng tăng tỉ lệ mắc cao. Việt Nam là một trong những nước tại châu Á có số ca bệnh tăng cao ở nhiều năm qua. 

Vậy bệnh này thường hình thành do đâu? Đối tượng nào hay mắc phải? Sỏi Mật Trái Sung xin thông tin đến quý bạn đọc qua bài viết sau đây.

Sỏi thận là gì?

Việt Nam là quốc gia thuộc khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mất nước nhiều. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về sỏi tăng cao ở nhiều năm gần đây. 

Theo thống kê, ghi nhận có từ 7 – 10% tỉ lệ người mắc sỏi thận ở Việt Nam. Đây là con số đáng lo ngại cho người bệnh và các bác sĩ chữa trị

Sỏi thận hay còn được là sạn thận, là bệnh lý xuất hiện do sự lắng đọng của các chất cặn ở đường nước tiểu. Sau đó hình thành nên các tinh thể rắn dưới dạng canxi. Kích thước sỏi có thể lên đến vài cm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận.

Sỏi thận là sự lắng đọng của các tinh thể dưới dạng canxi tích tụ ở đường nước tiểu

Một vài trường hợp sỏi bé có thể tự đào thải ra ngoài bằng đường tiểu. Tuy nhiên, đối với sỏi có kích thước lớn thì cần phải điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp lấy sỏi. 

Sạn thận di chuyển qua 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: là giai đoạn hình thành của sỏi thường ở vị trí thận là đa số.
  • Giai đoạn 2: Sỏi di chuyển xuống niệu quản, nếu kích thước sỏi lớn có thể gây tắc đường tiết niệu.
  • Giai đoạn 3: Sỏi dịch chuyển xuống bàng quang. 
  • Giai đoạn 4: Sỏi xuống niệu đạo và ra ngoài theo dòng nước tiểu.

Xem thêm:

Giãn đường mật trong gan không nên chủ quan

Nguyên nhân hình thành sỏi thận

Sỏi thận hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng hơn 80% là do quá trình lắng cặn của các tinh thể canxi. Dưới đây là các nguyên do tạo nên sạn thận:

  • Ăn uống không khoa học: Thói quen thích ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm cho các chất khoáng tích tụ ở thận nhiều. 
  • Uống không đủ nước: Hơn 70% cơ thể là nước và số còn lại là các chất khác. Việc uống ít nước làm cho nước tiểu đặc hơn bình thường. Điều này làm tăng khả năng sỏi hình thành.
  • Bỏ bữa ăn sáng: Sau đêm dài cơ thể thực hiện các hoạt động đào thải chất độc bên trong thì cần cung cấp năng lượng. Việc nhịn ăn sáng gây áp lực lên mật và thận.
  • Nhịn tiểu: Làm cho các chất khoáng lâu ngày không được đào thải ra ngoài làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị sạn thận thì khả năng bạn mắc phải là rất lớn.

Ngoài ra nếu bạn bị hẹp đường tiết niệu do bẩm sinh thì cũng làm gia tăng khả năng bị sỏi.

Uống ít nước làm gia tăng bệnh sỏi thận

Uống ít nước làm gia tăng bệnh sỏi thận

Đối tượng nào dễ mắc bệnh sạn thận

Sỏi thận hiện nay đang tăng nhanh, dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải:

  • Nam giới độ tuổi từ 20 – 45: Thường xuyên sử dụng rượu bia, chế độ ăn uống chứa hàm lượng canxi cao.
  • Nữ giới từ 25 – 40 tuổi: Ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ và độ đạm cao 
  • Tỷ lệ người béo phì mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đang mất cân bằng nội tiết tố.
  • Người mắc các bệnh xương khớp, loãng xương.
  • Trẻ em sử dụng nhiều sữa và ăn uống thức ăn chứa hàm lượng đạm cao.

Tóm lại, sỏi thận là sự kết tinh của các tinh thể lắng đọng lâu ngày không được đào thải ra ngoài. Đối tượng hay mắc phải là nam giới. Đây là lời cảnh tỉnh cho các anh nên có chế độ ăn uống khoa học.

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

soimat
soimat
soimat