Túi mật đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hoá, điều tiết dịch mật để tiêu hoá thức ăn. Khi mật có sỏi quá trình này gặp nhiều khó khăn hơn. Sau khi phẫu thuật thì sỏi túi mật có tái phát sau không? Nguyên do từ đâu và cách phòng ngừa tái phát sỏi mật ra sao? Mời quý độc giả cũng tham khảo qua bài viết sau đây.
Sỏi túi mật có tái phát không?
Theo nghiên cứu, sau khi phẫu thuật lấy sỏi thì khoảng 3 – 5 năm thì sỏi mật sẽ tái lại. Nếu người bệnh trước đó bị sỏi bùn, thời gian tái phát là vài tháng sau đó.
Thực tế cho thấy, không phải mổ lấy sỏi thì sẽ hết sỏi hoàn toàn. Minh chứng cho thấy đã có rất nhiều bệnh nhân tái phát sỏi mật. Cũng có trường hợp, sỏi bị sót lại sau khi phẫu thuật và phát triển nhanh sau đó.
Số người bị tái phát sỏi mật và sót sỏi sau phẫu thuật là ngang nhau
Xem thêm:
Vì sao tỷ lệ mắc sỏi thận ở giới trẻ ngày càng gia tăng
Nguyên nhân làm cho sỏi mật tái lại
Sau khi phẫu thuật, sỏi còn sót lại là điều không thể tránh khỏi. Đây là một hạn chế của phương pháp phẫu thuật lấy sỏi. Dưới đây là các nguyên nhân làm cho sót sỏi túi mật:
- Sỏi trong gan có nhiều viên nhỏ, nằm sâu trong gan gây khó khăn khi mổ lấy sỏi.
- Trong túi mật và đường tiết niệu số lượng sỏi nhiều.
- Sỏi nằm ở đáy ống mật chủ và kẹt ở bóng vater.
- Đường ống mật chủ hẹp làm cho việc kiểm tra và mổ lấy sỏi không kỹ.
Ở lần đầu can thiệp lấy sỏi không giải quyết triệt để ứ đọng dịch mật và nhiễm khuẩn đường ống mật chủ. Đây là nguyên nhân chính làm tái phát sỏi mật. Ngoài ra, sỏi túi mật tái phát do các nguyên nhân khác như:
- Trong đường mật còn sót lại xác giun, trứng giun.
- Chỉ khâu khi phẫu thuật đường mật không tự tiêu.
- Sỏi sót sau khi phẫu thuật là nguyên nhân tái phát sỏi mới.
- Sỏi ở túi mật, trong gan sẽ rơi xuống đường ống mật chủ.
- Cơ địa bệnh nhân dễ tạo sỏi.
Cách ngăn ngừa tái phát sỏi túi mật
Sỏi mật tái phát là điều mà cả bệnh nhân và bác sĩ không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, khi đã tìm ra được nguyên nhân thì sẽ có biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:
- Cần thăm khám và đánh giá thật kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật lấy sỏi.
- Sử dụng các dụng cụ lấy hết sỏi chuyên dụng.
- Lưu ý kiểm tra chỉ khâu ở ống mật chủ.
- Sau khi phẫu thuật cần kiểm tra, siêu âm X – quang để theo dõi và phòng sỏi còn sót lại.
- Đường ruột mật cần được lưu thông, tránh dịch mật ứ đọng một chỗ .
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Bổ sung thuốc lợi mật và chống tắc dịch mật ở đường mật chủ.
- Thuốc kháng sinh cần bổ tránh sưng, viêm ống mật.
Sỏi tái lại là điều không mong muốn ở bệnh nhân và bác sĩ điều trị
Ngoài những lưu ý về phía bác sĩ thì người bệnh cũng cần lưu tâm một số vấn đề sau:
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
- Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thức ăn dầu mỡ.
- Uống nhiều nước lọc. Tuỳ thuộc vào trọng lượng cơ thể mà bổ sung lượng nước cho phù hợp.
- Cần giảm cân khi quá mập. Điều này làm tăng lượng mỡ thừa, gây áp lực lên gan và mật. Tăng nguy cơ hình thành sỏi.
- Luyện tập thể thao lành mạnh.
- Hạn chế hoặc không dùng các thức uống có ga.
- Điều trị các bệnh nền như tiểu đường, gan nhiễm mỡ để tránh hình thành sỏi.
Tái phát sỏi mật thì xử lý như thế nào?
Sói mật bị tái phát do sỏi còn sót lại sau phẫu thuật cần áp dụng các biện pháp như sau:
- Tiến hành bơm dưới áp lực hoặc tiêm heparin.
- Nếu sỏi sót lại còn nhỏ thì bơm rửa bằng nước muối sinh lý kết hợp với atropin và nitrit amyl.
- Dùng thuốc đánh tan sỏi.
- Nội soi tá tràng cắt cơ vòng oddi để lấy sỏi.
- Tán sỏi nội soi xuyên qua gan để làm tan các viên sỏi còn sót lại sau phẫu thuật.
Như vậy, tái phát sỏi mật sau phẫu thuật là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều bệnh nhân. Khi tìm ra được nguyên nhân làm sỏi tái phát thì cần can thiệp kịp thời.
Hãy đề cao sức khỏe bản thân nhiều hơn các bạn nhé! Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ.
LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY