Bị sỏi mật lâu ngày khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng, trong đó có viêm mủ đường mật, một bệnh gây ra đau đớn và khó điều trị.
Viêm mủ đường mật là gì?
Tình trạng này xuất hiện khi sỏi mật hình thành trong túi mật, gây ứ tắt dịch mật tạo thành bệnh viêm đường mật.
Bệnh không những gây ra những cơn đau thường xuyên, mức độ nặng mà còn khó điều trị. Dù được chữa trị thường xuyên thì bệnh cũng rất dễ tái lại.
Nguyên nhân gây bệnh
Những người bị viêm mủ đường mật thường đi kèm vấn đề liên quan đến nhiễm kí sinh trùng đường mật. Thường gặp nhất là giun đũa và sán lá gan. Giun sán sau khi chết, xác giun kết hợp với dịch mật hình thành nên sỏi.
Những viên sỏi này khi phát triển đến một kích thước nhất định sẽ gây ra những tổn thương cho đường mật. Đồng thời, có quá nhiều sỏi cũng làm cản trở hoạt động túi mật, khiến dịch mật bị ứ trệ. Đây là điều kiện để hình thành tình trạng viêm mủ.
Triệu chứng thường gặp
Bệnh thường được thể hiện ra ngoài với triệu chứng của tam chứng Charcot. Bao gồm sốt, đau hạ sườn phải và vàng da.
- Sốt cao từ 39- 40 độ, sốt kéo dài.
- Đau hạ sườn phải: Bệnh nhân đột ngột cảm thấy đau ở vùng bụng bên phải. Hết đau sau vài tiếng hoặc kéo dài đến vài ngày. Hạn chế cử động, đau nhiều khi thở mạnh.
- Vàng da và vàng mắt: Do đường mật bị tắt nghẽn, nồng độ bilirunbin trong máu quá cao làm thay đổi sắc tố da và mắt.
Chẩn đoán bệnh
Để xác định một người có bị viêm mủ đường mật hay không cần trải qua các kiểm tra sau:
- Kiểm tra công thức máu: Công thức máu toàn bộ hay còn gọi là huyết đồ là xét nghiệm máu thường qui được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu.
- Xét nghiệm chức năng gan: Để kiểm tra chức năng và phát hiện các tổn thương ở gan. Người bị nhiễm trùng đường mật, viêm mủ đường mật thường có gan hoạt động kém.
- Thời gian đông máu: Nhằm đánh giá khả năng đông máu của cơ thể, qua đó xác định một số tổn thương nếu có.
- Làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn: Dựa vào sự kháng thuốc của vi khuẩn mà xác định người bị đang bị nhiễm loại vi khuẩn nào.
- Tìm trứng và kí sinh trùng đường mật: Nhiễm kí sinh trùng gây ra gánh nặng lớn cho sức khỏe. Cần tìm và loại bỏ sớm.
- Chẩn đoán hình ảnh: Dựa trên hình ảnh siêu âm, xác định vị trí bị viêm mủ và chọn hướng điều trị phù hợp.
Viêm mủ đường mật nguy hiểm như thế nào?
Cho đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin cụ thể để có thể tiên lượng chính xác cho trường hợp bị viêm mủ đường mật. Tuy nhiên, đa số người bị bệnh này đều tái phát nhiều lần, rất khó điều trị. Nhiều trường hợp ở những lần tái phát sau bệnh càng nặng hơn và dẫn đến tử vong.
Bệnh không những gây đau đớn mà còn thường xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường gặp là suy cơ quan, nhiễm trùng toàn thân, xơ gan, ung thư đường mật,…
Điều trị viêm mủ đường mật
Mục tiêu quan trọng của việc điều trị viêm mủ đường mật là có thể khai thông dòng chảy của dịch mật. Quá trình điều trị phức tạp và cần sự phối hợp của các bác sĩ chuyên khoa khác nhau để giải quyết các giai đoạn điều trị.
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được phục hồi sức khỏe về mức ổn định. Cho uống kháng sinh và thuốc giảm đau. Có thể dùng kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng để loại bỏ sỏi mật. Hoặc đặt stent trong đường mật để khai thông dòng chảy dịch mật.
Việc điều trị bệnh viêm mủ đường mật thường khó khăn và khá phức tạp. Nếu không thành công thì cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.
Xem thêm
Cẩn trọng nhiễm trùng đường mật do sỏi